CHỨNG NGHIỆN ĐƯỜNG
Khi ai đó mê mắn đường kính, đó là dấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt glucose, đôi khi bắt đầu từ đợt kháng insulin thời thơ ấu. Thứ cảm giác lùng sục đường kính đến tuyệt vọng bắt nguồn từ mong muốn tìm ra cách nhanh nhất để đưa glucose tới não. Đó không hẳn là do ai đó nghiện vị ngọt, mà vì não bộ của họ đang tìm kiếm dòng đường trực tiếp để giải quyết tình trạng thiếu hụt.
Yếu tố ẩn giấu
Nếu số đường ấy thực sự có thể tới não như dự định, người đó sẽ thỏa mãn và sau đấy không còn háo đường nữa. Đường không phải chất gây nghiện. Lý do khiến nó dường như gây nghiện là vì chất béo dư thừa trong máu ngăn cản lượng lớn đường đi vào não, bỏ lại người đó với số đường dư thừa trôi nổi trong máu, cùng với chất béo từ thực phẩm gây ra tình trạng kháng insulin. Đây là một vòng luẩn quẩn tai hại.
Đối với bất cứ ai, nhìn nhận tình trạng này như “phê đường" (sugar high) và "cạn đường" (sugar crash) là chưa đù để hiểu thấu cách thức tương tác thực sự của đường trong não bộ và cơ thể Nguyên nhân chân chính tại sao một người bị "cạn đường", trở nên cau có hay mệt mỏi, hoặc ngủ thiếp đi sau cơn "phé đường" là vì họ đang phải đối phó với tình trạng kháng insulin do chất béo và đường cùng hiện diện trong máu.
Tiêu thụ đường mà không kèm một dạng chất béo nào đó là điều quá hiếm gặp. Bánh ngọt, bánh quy, bánh cupcake, kem, sô cô la thanh, bánh donut – bất cứ thứ nào ta coi là đồ ngọt hay đồ ăn giàu cacbohydrat - đều chứa đầy chất béo, ngay cả khi đó là đồ thuần chay, ngay cả khi đó là dạng đó ngọt lành mạnh hơn. Bánh sandwich bơ đậu phộng với mứt, khoai tây thái lát chiên dầu chất lượng cao, bánh mì nướng kẹp trái bơ: Tất cả đều là sự kết hợp giữa chất béo và đường. Hoặc, ta ăn tráng miệng sau một bữa ăn chứa đầy chất béo. Hoặc khi tiêu thụ đường, trong máu ta vẫn còn chất béo trôi nổi từ bữa ăn chính hoặc ăn vặt trước đó. Chúng ta đổ lỗi cho lượng đường tăng và giảm. Nhưng nguyên nhân gây tăng và giảm đó lại là chất béo. Thèm muốn đường không phải điểm yếu. Đó là nhu cầu của con người. Chúng ta luôn cần glucose để dành cho não. Đó là lý do tại sao người ta lại thèm muốn đường, và cũng là lý do tại sao một người đã bỏ đường rốt cuộc lại thấy mình tìm đến nó. Mặc dù đường đã qua chế biến không phải lựa chọn lý tưởng để nạp glucose, nhưng ta có thể tận dụng cơn thèm đường như một cánh cửa số mở ngỏ nhìn vào các nhu cầu của não bộ, Ngay cả khi tình trạng kháng insulin đang diễn ra do chất béo hiện diện trong máu, thì một chút đường vẫn có thể vượt qua, đủ để cho người đó chút thời gian – có khi là một tiếng hoặc hơn – thấy khuây khỏa bởi số glucose đó đang bố khuyết tình trạng thiếu hụt lâu dài. Người đó thậm chí có thể thấy hưng phấn. Vấn đề là, cứu chữa tình trạng thiếu hụt glucose bằng đường đã qua chế biến là cách cứu chữa sai lầm. Đường đã qua chế biến vốn không nên được sử dụng theo cách đó – và nhắc lại lần nữa, chúng ta thường kết hợp đường đã qua chế biến với chất béo, hoặc có chất béo trong máu từ trước khi tiêu thụ đường. Hiếm ai – nếu có – ăn mỗi đường mà không kèm chút chất béo nào trong chế độ ăn. Ngay cả khi ai đó ăn đường viên hoặc đường đóng túi, dù là phiên bản thực phẩm toàn phần của loại đường thô chưa qua chế biến hoặc đường đã qua xử lý, thì gần như luôn có một chất béo gốc rõ rệt đi kèm – trong các món khác mà họ đang ăn uống, hoặc đã ăn uống trước đó. Bạn chỉ cảm thấy chút nhẹ nhõm trong não nhờ đường - trong thoáng chốc – trước khi chất béo xen ngang. Giờ đây, bạn sẽ muốn nhiều hơn. Bạn sẽ vĩnh viễn mắc kẹt trong cơn nghiện đường đã qua chế biến. Cơn nghiện đó, xét cho cùng, không đến từ đường đã qua chế biến. Mà là chất béo cản trở đường đã gây nên cảm giác nghiện đường.
Nếu ai đó tránh chất béo và dùng đường đã qua chế biến mà không thêm chất béo vào nó, họ sẽ không mắc kẹt trong cảm giác nghiện đường. Họ sẽ hài lòng khi ăn chút siro cây phong nguyên chất, mật ong thô, trái cây hoặc khoai lang; và họ sẽ không cảm thấy cần phải tìm về với đường đã qua chế biến nữa. Khi không có chất béo cản trở, não có thể nhận được số glucose nó cần, đặc biệt khi ta nuôi dưỡng não bằng những dạng glucose hữu ích nhất. Chúng ta sẽ có thể đạt tới sự thỏa mãn. Trái lại, khi cơ thể chứa dầu, sữa, phô mai, bơ, trứng, trái bơ, quả hạch, bơ quả hạch, ca cao, và/ hoặc chế phẩm từ động vật, thì những chất béo đó sẽ thay đổi tất cả. Đột nhiên, đường đã qua chế biến được vũ trang, và vòng xoáy nghiện ngập bắt đầu.
Sự tăng và giảm đường
Khi cơn dâng trào đường đã qua chế biến lắng xuống, thực ra không phải đường khiến bạn trải nghiệm cảm giác cai nghiện, cũng như sự cám dỗ phải nhồi nhét đường thêm lần nữa. Xin nhắc lại, bạn trải qua một quá trình cai nghiện đường là do chất béo hiện diện trong não. Chất béo trong máu kích thích phân ứng từ tuyến thượng thận, vì adrenaline là chất làm loãng máu. Một trong nhiều vai trò của adrenaline là pha loãng chất béo trong máu để máu có đủ oxy, và lý tưởng nhất, đủ glucose đi tới não - hai nguồn lực cực kỳ thiết yếu đối với các chức năng của não.
Adrenaline là một steroid có thể đem lại cảm giác tốt đẹp, sức mạnh, sự minh mẫn và/hoặc năng lượng. Và còn có cả quá trình cai nghiện steroid nữa. Ngay khi bạn bắt đầu giảm bớt lượng chất béo tiêu thụ kết hợp với đường đã qua chế biến, tuyến thượng thận sẽ tiết ra ít adrenaline hơn. Tuyến này sẽ giảm bớt mức độ kiểm soát khủng hoảng của adrenaline mà nó tiết ra để pha loãng máu. Đó chính là lúc bạn trải qua cảm giác cai nghiện adrenaline, và quá trình này có thể khơi dậy nỗi buồn phiền, cô đơn, cảm giác tội lỗi, thậm chí hổ thẹn. Những cảm thức này có thể thôi thúc bạn tìm đến các thực phẩm xoa dịu.
Đó là vòng luẩn quẩn có thể dẫn tới tình trạng ăn uống vô độ ngày càng nhiều đường đã qua chế biến, mà loại đường này vốn luôn song hành với một vài loại chất béo. Nếu đường đã qua chế biến trong món bạn ăn không đi kèm chất béo, thì kiểu gì bạn cũng sẽ ăn chất béo vào hôm đó, gần thời điểm ăn
đường, vì thế chất béo sẽ hiện diện trong máu, ngăn chặn đường xâm nhập tế bào và gây nên tình trạng kháng insulin.
Mặc dù chúng ta liên kết đường với những biến động tâm trạng, nhưng tất cả thực sự đều do tuyến thượng thận giải phóng steroid adrenaline nhằm xử lý chất béo trong máu – cộng với tình trạng kháng insulin hình thành do chất béo hiện diện trong máu. Đó là câu chuyện chân thực đằng sau những cảm nhận và cảm thức như biến động tâm trạng hay sự suy sụp mà chúng ta liên hệ với chứng nghiện đường đã qua chế biến.
Một phần thông tin quan trọng khác là, khi ta giảm cân, chất béo bị hòa tan và trôi nổi theo máu để thoát ra khỏi cơ thể. Chất béo bị hòa tan không thể được chuyển hóa và sử dụng làm nhiên liệu, như một số người nghĩ. Chất béo đã bị hòa tan thoát ra từ dưới da hay các cơ quan có độ quánh đặc và độ nhớt khác với chất béo đang trôi nổi trong máu sau bữa ăn bạn vừa ăn. Chất béo bị hòa tan và rời khỏi cơ thể trong quá trình giảm cân vẫn có thể gây ra tình trạng kháng insulin – một dạng kháng insulin ôn hòa hơn so với chất béo bạn vừa nạp vào cơ thể.
Dạng kháng insulin ôn hòa do chất béo cơ thể bị hòa tan có thể diễn ra khi người ta bắt đầu giảm bớt lượng chất béo trong chế độ ăn, bởi họ đang cố gắng giảm cân hoặc chữa lành một vấn đề mạn tính. Đây là lý do tại sao cacbohydrat lành mạnh và muối khoáng vi lượng trong chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng khi bạn thực hiện chữa lành – để duy trì sự ổn định cho bạn và đường huyết của bạn trong quá trình chất béo rời khỏi máu. Đến cuối cùng, bạn sẽ rũ bỏ được toàn bộ tình trạng kháng insulin.
Để có chỉ dẫn hỗ trợ chữa lành và nuôi dưỡng cụ thể hơn (như chứng chán ăn, cuồng ăn, ăn quá nhiều, ăn uống vô độ, tống xuất thức ăn, hội chứng ăn bậy [pica] và nhiều hơn nữa), hãy tham khảo phác đồ điều trị tình trạng Rối Loạn Ăn Uống, Cơn Đói Bí Ẩn và/hoặc các Vấn Đề Về Dạ Dày tôi chi sẻ sau.
Bài thuốc: Sả, gừng, nước mía, chanh, muối hạt là công thức rất tốt cho cơ thể để thực hiện chữa lành. Bên cạnh đó các bạn nên thực hiện liệu trình sốc Vitamin C, Kẽm, B12. Giúp cơ thể phục hồi nhanh nhất.
Cho 1 like và 1 lượt chia sẻ để mình có động lực chia sẻ các bài viết tiếp theo.
Tác Giả : Vương Trần.